Trung Quốc đột nhiên tăng mua một loại nông sản của Việt Nam để trộn vào thức ăn chăn nuôi, là thứ gì?
17:41 - 18/12/2021
Dù Trung Quốc tiếp tục duy trì kiểm soát chặt việc giao hàng qua cửa khẩu để phòng chống dịch Covid-19, tiến độ giao hàng chậm nhưng giá sắn các nhà máy thu mua cho nông dân vẫn giữ ở mức cao.
Thuật toán nào để video được hiển thị nhiều lần trên Tiktok
Giới tính nào dùng tiktok nhiều hơn? Độ tuổi nào dùng tiktok nhiều nhất?
27 Chiến lược quảng cáo marketing độc đáo nhất hiện nay
Có nên xây dựng 1 kênh truyền thông nói về tất cả chủ đề không?
Giá sắn vẫn tăng cao dù Trung Quốc duy trì kiểm soát chặt việc giao hàng qua cửa khẩu
Tình hình ùn ứ hàng nghìn container nông sản tại các cửa khẩu xuất sang Trung Quốc đang ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng sắn và sản phẩm từ sắn.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), do phía Trung Quốc tiếp tục duy trì kiểm soát rất chặt chẽ việc giao hàng qua cửa khẩu để phòng chống dịch Covid-19 nên tiến độ giao hàng rất chậm.
Giá chào bán sắn lát khô của Việt Nam đi cảng Trung Quốc ở mức khoảng 270-275 USD/tấn, FOB Quy Nhơn. Các nhà máy Việt Nam đang chào bán tinh bột sắn với mức giá khoảng 500 505 USD/tấn, FOB cảng TP. Hồ Chí Minh.
>>> Trong ngành sản xuất chế biến sắn và tinh bột sắn, tham khảo ngay các giải pháp tuyệt vời sau:
Máy hút bột năng suất 5 tấn/giờ
Hệ thống cân định lượng nhiều thành phần
Cân băng tải định lượng kiểm soát lưu lượng
Tại thị trường trong nước, giá giá củ sắn tươi cao. Cụ thể, tại khu vực miền Trung Tây Nguyên, hầu hết các nhà máy vẫn giữ giá thu mua sắn củ tươi ở mức cao do ảnh hưởng của mưa lũ, khiến nguồn cung sắn đưa về nhà máy đạt thấp.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ tinh bột sắn nội địa tốt hơn khi hầu hết các nhà máy tại Đồng Nai, Bình Dương sản xuất bình thường trở lại.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo, trong tháng cuối năm 2021, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn dự báo sẽ sôi động trở lại, giá xuất khẩu các mặt hàng sắn vẫn ở mức cao khi nguồn cung suy giảm.
"Diện tích một số tỉnh trồng sắn trong nước bị nhiễm bệnh khảm lá, làm ảnh hưởng đến năng suất sắn vụ mới 2021 -2022, trong khi nhu cầu của Trung Quốc vẫn ở mức cao, nhất là vào thời gian cuối năm, là yếu tố hỗ trợ giá sắn tăng cao" - Cục Xuất nhập khẩu nhận định.
Trung Quốc tăng mua sắn lát của Việt Nam để trộn vào thức ăn chăn nuôi
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 10 tháng năm 2021, Việt Nam xuất khẩu được 1,59 triệu tấn tinh bột sắn, trị giá 747,33 triệu USD, giảm 1,8% về lượng, nhưng tăng 15,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 95,8% tổng lượng tinh bột sắn xuất khẩu của cả nước, với 1,53 triệu tấn, trị giá 713,49 triệu USD, tăng 0,7% về lượng và tăng 18,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Giá xuất khẩu bình quân tinh bột sắn sang các thị trường phần lớn đều tăng so với cùng kỳ năm 2020, trong đó tăng mạnh nhất là thị trường Đài Loan, Trung Quốc.
Đối với mặt hàng sắn lát, trong 10 tháng năm 2021, xuất khẩu sắn lát khô đạt 750.250 tấn, trị giá 193,91 triệu USD, tăng 47,8% về lượng và tăng 65,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Xuất khẩu sắn lát khô sang Trung Quốc chiếm 88,5% tổng lượng sắn lát xuất khẩu của cả nước với 664.150 tấn, trị giá 165,53 triệu USD, tăng 56,7% về lượng và tăng 75,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Vậy Trung Quốc tăng mua nhiều sắn lát khô để làm gì?
Theo Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu sắn lát sang Trung Quốc tăng là do từ đầu năm 2021 đến nay, giá ngô thế giới tăng mạnh nên Trung Quốc tăng cường nhập khẩu sắn lát thay thế để làm thức ăn chăn nuôi.
Do đó, xuất khẩu sắn lát của Việt Nam đã được hưởng lợi từ xu hướng này. Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu sắn và tinh bột sắn lớn nhất thế giới, và cũng là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam.
Ngoài sản xuất ethanol, với sự hồi phục của ngành chăn nuôi lợn sau khi bị dịch tả lợn châu Phi, trong khi nguồn cung ngô ở Mỹ và Nam Mỹ gặp khó do thời tiết bất lợi, nên Trung Quốc tăng cường nhập khẩu sắn và tinh bột sắn để làm thức ăn chăn nuôi.
Theo thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 10 tháng năm 2021, nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc đạt 1,36 tỷ USD, tăng 98,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, Việt Nam là thị trường lớn thứ 2 cung cấp sắn lát cho Trung Quốc với 136,48 triệu USD, tăng 56,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Đáng chú ý, Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu sắn lát của Thái Lan với 1,21 tỷ USD, tăng tới 118,5% so với cùng kỳ năm 2020, thị phần sắn lát của Thái Lan chiếm 89,4% trong tổng trị giá nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc.
Trong 10 tháng năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu 2,81 triệu tấn tinh bột sắn, trị giá 1,34 tỷ USD.
Dù Việt Nam là thị trường lớn thứ 2 cung cấp tinh bột sắn cho Trung Quốc nhưng so với Thái Lan thì sản lượng vẫn còn khiêm tốn.
Cụ thể, trong khi Trung Quốc nhập khẩu từ Thái Lan 2,04 triệu tấn tinh bột sắn, trị giá 986,09 triệu USD thì chỉ nhập từ Việt Nam 494.670 tấn, trị giá 229,18 triệu USD.
Thị phần tinh bột sắn của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh so với năm 2020 trong khi thị phần tinh bột sắn của Thái Lan tăng mạnh cho thấy, mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với Thái Lan ở thị trường Trung Quốc.