Tin vui: Thị trường nông sản tuần qua giá cà phê, tiêu bật tăng trở lại

Tin vui: Thị trường nông sản tuần qua giá cà phê, tiêu bật tăng trở lại

Tin vui: Thị trường nông sản tuần qua giá cà phê, tiêu bật tăng trở lại

14:23 - 06/07/2020

Giá cà phê, tiêu đã bật tăng trở lại sau một thời gian dài lao dốc mạnh. Có thời điểm, giá tiêu ở một số địa phương đã lấy lại mốc 50.000 đồng/kg; giá càphê cũng lấy lại mức 30.000 đồng/kg

Chi tiết từng bước triển khai phục vụ Shopee Affiliate trên Tiktok
Thuật toán nào để video được hiển thị nhiều lần trên Tiktok
Giới tính nào dùng tiktok nhiều hơn? Độ tuổi nào dùng tiktok nhiều nhất?
27 Chiến lược quảng cáo marketing độc đáo nhất hiện nay
Có nên xây dựng 1 kênh truyền thông nói về tất cả chủ đề không?

Tuần qua (ngày 29/6 đến 4/7), giá lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục có xu hướng ổn định.

Trong khi đó, giá cà phê, tiêu đã bật tăng trở lại sau một thời gian dài lao dốc mạnh. Có thời điểm, giá tiêu ở một số địa phương đã lấy lại mốc 50.000 đồng/kg; giá càphê cũng lấy lại mức 30.000 đồng/kg.

 

 

Thị trường nông sản trong nước

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang, giá lúa tươi thường từ 4.900-5.100 đồng/kg, lúa Jasmine 5.500-5.800 đồng/kg, lúa OM từ 5.000-5.600 đồng/kg, tương đương so với tuần trước.

Giá gạo thường tại An Giang ở mức 10.500-11.500 đồng/kg, gạo thơm Jasmine 14.500-15.500 đồng/kg, gạo Nàng Hoa 16.500 đồng/kg, gạo Nhật 22.500 đồng/kg… Nhìn chung, giá gạo tại nơi đây vẫn ổn định.

Những ngày này, nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu thu hoạch lúa Hè Thu sớm trong niềm vui được mùa. Bên cạnh việc thu hoạch lúa Hè Thu, các địa phương cũng đã lên kế hoạch cho vụ Thu Đông.

Để chuẩn bị tốt cho vụ lúa trong thời kỳ mưa, lũ, tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện nhiều giải pháp chủ động sản xuất lúa vụ Thu Đông năm 2020.

Các địa phương phải bảo đảm xuống giống trong khoảng thời gian đến cuối tháng 7 để thu hoạch an toàn, không bị thiệt hại do lũ.

Trong vụ Thu Đông này, tại Đồng Tháp, giống lúa chủ lực được gieo cấy nhằm phục vụ cho xuất khẩu là OM 5451, OM 6976, OM 18, OM 7347, OM 4900… sẽ chiếm tỷ lệ từ 50-60%. Hiện toàn tỉnh đã xuống giống hơn 62.000 ha trong 120.000ha, đạt hơn 51% kế hoạch.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp khuyến cáo nông dân nên hạn chế xuống giống lúa nếp và nhóm giống chất lượng trung bình như IR 50404.

Đồng thời, lưu ý nông dân phải bảo đảm thời gian nghỉ giữa hai vụ Hè Thu sang Thu Đông ít nhất 2-3 tuần để làm đất, vệ sinh đồng ruộng kỹ, tiêu hủy nguồn bệnh.

Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, dự kiến vụ Thu Đông, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ xuống giống 800.000ha, tăng 75.800ha so với cùng kỳ; sản lượng ước đạt 4,4 triệu tấn, tăng 492.000 tấn.

Nguyên nhân là do dự báo năm 2020 lũ nhỏ, cộng với giá lúa đang cao nên cần tăng cường sản xuất vụ Thu Đông. Bên cạnh đó, việc tăng xuống giống lúa Thu Đông cũng nhằm bù đắp một phần thiếu hụt của vụ Đông Xuân 2019-2020 do ảnh hưởng hạn, mặn…

Theo Diễn đàn của những người làm càphê, giá càphê nhân xô tại thị trường Tây Nguyên tăng 800-900 đồng/kg, dao động trong khung 30.800-31.200 đồng/kg.

Theo các chuyên gia, giá càphê trong nước phục hồi theo giá càphê thế giới. Giá càphê trên thị trường thế giới hồi phục do đã giảm quá sâu trước đó, trong khi thị trường bắt đầu tỏ ra quan tâm hơn khi thời tiết ở Brazil bắt đầu bước vào mùa đông, mùa băng giá gây hại cây càphê.

Tuy nhiên, đà hồi phục đã bị chững lại khi thị trường xuất hiện mối lo đại dịch COVID-19 bùng phát lần hai khi có báo cáo con số bị lây nhiễm mới tăng nhanh ở khu vực Bắc Mỹ.

Không chỉ càphê tăng giá trở lại, theo nguồn Tin Tây Nguyên, giá tiêu tại khu vực trọng điểm Tây Nguyên cũng tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với cuối tuần trước, lên ở mức 48.500-51.000 đồng/kg. Giá tiêu thấp nhất tại Đồng Nai và Gia Lai, cao nhất ở Bà Rịa-Vũng Tàu.

Theo Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương, dự báo thời gian tới, giá hạt tiêu sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu tích trữ lúc giá ở mức thấp. Về dài hạn, giá hạt tiêu toàn cầu sẽ được hỗ trợ khi sản lượng ở hầu hết các nước sản xuất lớn đều giảm mạnh; trong đó, có Việt Nam.

Thị trường nông sản thế giới

Trên thị trường gạo thế giới, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tuần này đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng do nhu cầu sụt giảm, trong khi giá gạo của Việt Nam tăng khi tình hình mưa dai dẳng tiếp tục cản trở vụ thu hoạch.

Cụ thể, giá gạo 5% tấm chuẩn của Thái Lan giảm từ 514-520 USD/tấn vào tuần trước xuống mức 480-515 USD/tấn trong tuần này. Đây là mức thấp nhất kể từ cuối tháng Năm vừa qua, với các thương nhân cho rằng sự suy giảm là do đồng baht yếu hơn.

Một thương nhân ở Bangkok nói nhu cầu về gạo Thái Lan ở thị trường nước ngoài hiện đang rất ít. Tuy nhiên, tỷ hối đoái của Thái Lan vẫn cao hơn so với các đối thủ Việt Nam và Ấn Độ, sau khi hoạt động sản xuất của nước này bị đình trệ bởi hạn hán vào đầu năm nay.

Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm đã tăng từ mức 405-450 USD/tấn của tuần trước lên 415-450 USD/tấn trong phiên cuối tuần giao dịch 2/5 vừa qua.

Các thương nhân cho biết giá gạo vụ Đông Xuân không thay đổi so với tuần trước ở mức 450 USD/tấn, trong khi giá gạo vụ Hè đang thu hoạch đã tăng lên từ 405-410 USD/tấn lên 415-420 USD/tấn.

Một thương nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết nhu cầu về gạo Việt Nam vẫn còn yếu, nhưng giá gạo vụ Hè đã tăng lên vì tình hình mưa dai dẳng ở Đồng bằng sông Cửu Long đã làm chậm hoạt động thu hoạch. Mưa được dự báo sẽ giảm dần vào giữa tháng Bảy này, qua đó chất lượng gạo sẽ tăng lên.

Trong khi đó, giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ - một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới - không đổi ở mức 373-378 USD/tấn.

Một nhà xuất khẩu có trụ sở tại bang Andhra Pradesh cho biết nhu cầu về gạo Ấn Độ hiện ở mức vừa phải. Song các nhà giao dịch không thể hạ giá do đồng rupee mạnh lên.

Đồng rupee của Ấn Độ trong cùng phiên 2/7 vừa qua đã đạt mức cao nhất trong hai tháng, qua đó ảnh hưởng tới lợi nhuận của các thương nhân chuên xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.

Tại thị trường Mỹ, giá các loại nông sản trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) sụt giảm trong phiên 2/7 vừa qua với sự dẫn đầu của giá ngô.

Cụ thể, giá ngô giao tháng 12 tới giảm 7 xu Mỹ (1,94%) xuống còn 3,535 USD/bushel khi đóng cửa. Giá lúa mỳ giao tháng Chín tới mất 6,75 xu Mỹ (1,35%) còn 4,82 USD/bushel. Giá đậu tương giao tháng 11 năm nay chốt phiên hạ 2,25 xu Mỹ (0,25%) xuống còn 8,9675 USD/bushel. (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg, 1 bushel ngô = 25,4 kg).

Theo giới quan sát, giá ngô, đậu tương và lúa mì trên sàn CBOT xuống thấp hơn do thời tiết khu vực miền Trung nước Mỹ ít rủi ro hơn và hoạt động chốt lời của nhà đầu tư.

Ngoài ra, nhu cầu lúa mỳ và ngô của thế giới cũng chững lại trong tháng Bảy này khi dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp và còn nhiều bất ổn về kinh tế toàn cầu.

Về thị trường cà phê thế giới, kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá càphê Robusta trên sàn ICE Europe-London tiếp tục điều chỉnh giảm. Cụ thể, giá cà phê Robusta giao tháng Chín tới giảm 3 USD xuống 1.199 USD/tấn, còn giá kỳ hạn giao tháng 11 tới cũng giảm thêm 3 USD xuống còn 1.217 USD/tấn.

Giới quan sát cho biết thị trường càphê Robusta kỳ hạn tại London khá trầm lắng trong phiên cuối tuần do thiếu vắng nhà đầu tư tham gia cũng như mối lo ngại về khả năng dịch bệnh bùng phát lần hai ở châu Âu.

Sàn cà phê ICE US - New York phiên này đóng cửa nghỉ Lễ Quốc Khánh Mỹ (ngày 4/7).

 

Máy hút nông sản : lúa, ngô, đậu, cà phê, hạt tiêu, cám viên,..

 

Phương pháp vận chuyển nông sản không cần nhân công 2020


Với vị thế là đơn vị chuyên thiết kế, gia công sản xuất trong nước kinh nghiệm hơn 10 trong trong ngành tự động hóa. Chế tạo máy SHB cho ra dòng sản phẩm MÁY HÚT THỔI NÔNG SẢN phục vụ mọi nguyên liệu rời: lúa, ngô, cám, đậu tương, cà phê, tiêu, hạt điều, hạt nhựa,... năng suất theo yêu cầu, phù hợp mọi nhu cầu sử dụng.
Sản phẩm giúp quá trình vận chuyển diễn ra tự động hoàn toàn mà không cần sử dụng chi phí nhân công khuân vác, di chuyển mọi địa hình khó.