Thị trường lúa gạo sôi động trở lại sau dịch Covid-19

Thị trường lúa gạo sôi động trở lại sau dịch Covid-19

Thị trường lúa gạo sôi động trở lại sau dịch Covid-19

14:52 - 07/05/2020

Sử dụng Máy hút thổi nông sản: thóc, lúa, gạo, ngô, đỗ tương, ... giúp quá trình sản xuất trở nên đơn giản hơn bao giờ hết, cho năng suất cao mà không cần sử dụng nhân công.

Chi tiết từng bước triển khai phục vụ Shopee Affiliate trên Tiktok
Thuật toán nào để video được hiển thị nhiều lần trên Tiktok
Giới tính nào dùng tiktok nhiều hơn? Độ tuổi nào dùng tiktok nhiều nhất?
27 Chiến lược quảng cáo marketing độc đáo nhất hiện nay
Có nên xây dựng 1 kênh truyền thông nói về tất cả chủ đề không?

Thông tin từ Sở Công thương tỉnh Tiền Giang cho biết: Hiện nguồn gạo dự trữ tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là trên 50.000 tấn. Trong đó, tại 4 doanh nghiệp lớn là: Công ty TNHH Phước Đạt, Công ty Lương thực Tiền Giang, Công ty Cổ phần Mỹ Tường và Công ty TNHH Việt Hưng là khoảng 40.000 tấn.

Bên cạnh đó, tại huyện Cái Bè còn có một lượng gạo lớn từ chợ đầu mối lúa gạo Bà Đắc với trên 70 doanh nghiệp xay xát, lau bóng gạo và trong Cụm công nghiệp An Thạnh có trên 29 doanh nghiệp có kho, với sức chứa trên 45.000 tấn.

 

 

Vụ đông xuân 2019-2020, tỉnh Tiền Giang đã gieo sạ trên 58.000 ha lúa đông xuân. Hiện nay, bà con trong tỉnh đang tiến hành thu hoạch. Dự kiến đến cuối tháng 4 này sẽ thu hoạch xong vụ đông xuân. Ước tính sơ bộ những trà lúa đã thu hoạch xong, năng suất lúa đạt khoảng 7 tấn/ha. Với nguồn dự trữ tại doanh nghiệp và lúa đang thu hoạch, sẽ đảm bảo cung cấp đủ gạo cho nhu cầu tiêu thụ nội địa, lẫn xuất khẩu.

Ông Võ Quốc Hưng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Phước Đạt cho biết: Từ đầu năm đến nay, đơn vị thu mua dự trữ đạt khoảng 14.000 tấn, bao gồm gạo thường và gạo cao cấp. Lượng dự trữ này tương đương số lượng gạo dự trữ năm 2019. Cũng theo ông Hưng, lượng dự trữ như trên sẽ góp phần đảm bảo cùng với tỉnh Tiền Giang thực hiện tốt công tác bình ổn thị trường gạo nội địa. Vì vậy, người tiêu dùng an tâm, không cần phải mua dự trữ, bởi hiện nay ngoài thị trường gạo đang rất dồi dào.

Ông Phạm Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bạc Liêu cho biết, thông tin Thủ tướng Chính phủ cho xuất khẩu gạo đó là tín hiệu vui cho doanh nghiệp và nông dân trồng lúa cả nước nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng.
Vụ lúa đông xuân 2019 - 2020 nông dân trong tỉnh Bạc Liêu trúng mùa, trúng giá. Đến thời điểm này, bà con huyện Phước Long và Hồng Dân của Bạc Liêu đã thu hoạch 16.000/47.544ha lúa đông xuân sạ sớm, năng suất từ 7,5 - 8,5 tấn/ha. Còn khoảng 31.000ha lúa ĐX chính vụ đang thu hoạch, đến cuối tháng 4 sẽ thu hoạch dứt điểm vụ lúa ĐX.

Anh Đoàn Bạch Đằng, ngụ ấp Trung Hưng 1A, xã Vĩnh Hưng A (huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) cho biết: Vụ lúa đông xuân gia đình anh gieo sạ 1ha lúa giống Đài thơm 8, năng suất đạt trên 7 tấn/ha. Trước thời điểm thu hoạch, có thông tin ngưng xuất khẩu gạo, thì giá lúa giảm ngay 200 đồng/kg, tâm lý ai cũng lo vì sợ giá sẽ tiếp tục giảm. Nay Thủ tướng Chính thủ đã cho xuất khẩu gạo trở lại. Lúa Đài thơm 8 có giá 5.900 - 6.000 đồng/kg, tăng khoảng 100 - 150 đồng/kg so với thời điểm trước đó. Trừ các chi phí vụ lúa này gia đình anh có lãi gần 30 triệu đồng/ha.

Sau khi giãn cách ly dịch Covid-19 rất nhiều đơn vị thiết hụt trầm trọng công nhân viên, trong khi đó đây là lúc cả nước bắt tay đẩy mạnh vực dậy nền kinh tế, để không bị tụt lại phía sau nhiều doanh nghiệp đã sử dụng MÁY HÚT THổI NÔNG SẢN: thóc, lúa, gạo, ngô, đỗ tương, ... giúp quá trình sản xuất trở nên đơn giản hơn bao giờ hết, cho năng suất cao mà không cần sử dụng nhân công.