Hiệp hội Sắn Việt Nam kiến nghị Phú Yên không mở rộng thêm Nhà máy sản xuất Tinh bột sắn

Hiệp hội Sắn Việt Nam kiến nghị Phú Yên không mở rộng thêm Nhà máy sản xuất Tinh bột sắn

Hiệp hội Sắn Việt Nam kiến nghị Phú Yên không mở rộng thêm Nhà máy sản xuất Tinh bột sắn

20:32 - 07/12/2021

Hiệp hội Sắn Việt Nam cho rằng, nếu Phú Yên cho phép đầu tư xây dựng thêm một nhà máy sản xuất tinh bột sắn tại huyện Sơn Hòa sẽ làm thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho các nhà máy hiện có và cho cả nhà máy mới...

Đã duyệt dự án Đường nối cao tốc Bắc - Nam, Quốc lộ 1A đi cảng Nghi Sơn
Xây nhà 1 tầng có phải xin giấy phép không?
TIN HOT Bộ GTVT, cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1
Cám ơn Phân bón Cà Mau đã xây dựng 200 căn nhà tình nghĩa
Vì sao Việt Nam phải bỏ hàng tỷ USD để nhập khẩu ngô?
Hiệp hội Sắn Việt Nam kiến nghị Phú Yên không mở rộng thêm nhà máy sản xuất tinh bột sắn - Ảnh 1.

Hiện nguồn nguyên liệu sắn tại Phú Yên chỉ đáp ứng 60-70% công suất hoạt động của các nhà máy. (Ảnh: APFCO).

TS Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam vừa có văn bản gửi ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên về góp ý dự án đầu tư xây dựng thêm nhà máy chế biến sắn tại tỉnh này.

>>> Trong sản xuất Tinh bột, không thể thiếu các giải pháp sau, xin mời xem thêm:

Cầu dẫn xe nâng lên container

Máy hút nguyên liệu

Máy đóng bao dạng vòi 

Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết, thời gian qua đơn vị tiếp tục nhận được hai công văn của hội viên là CTCP Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi và CTCP Tinh bột sắn Phú Yên, về việc có ý kiến với UBND tỉnh Phú Yên không chấp thuận chủ trương đầu tư nhà máy tinh bột sắn tại huyện Sơn Hỏa, tỉnh Phú Yên.

>>> Ngoài vấn đề thiếu nguyên liệu đầu vào, việc xử lý phế phẩm trong sản xuất Tinh bột cũng là vấn nạn, xem ngay giải pháp sau:

Dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ

Máy xử lý chất thải chuồng trại

Ngoài ra, sau khi nghiên cứu Báo cáo kiến nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên hồi tháng 11/2021, Hiệp hội cho rằng nếu UBND tỉnh cho phép triển khai thêm dự án Nhà máy sản xuất tinh bột biến tính Hữu Đức Phú Yên tại huyện Sơn Hoà sẽ làm thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho các nhà máy hiện có và cho nhà máy mới.

Đồng thời, dự án mới sẽ gây khó khăn hơn cho các nhà máy, ảnh hưởng việc làm của hàng trăm lao động đang phát triển ổn định trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

"Hiện nay vấn đề quản lý quy hoạch vùng nguyên liệu bảo đảm gắn với nhà máy là rất cần thiết để tránh cạnh tranh gây bất ổn, doanh nghiệp bị phá sản sẽ gây lãng phí hiệu quả xã hội", văn bản nêu rõ.

Theo Hiệp hội Sắn Việt Nam, qua khảo sát, các tỉnh khu vực Tây Nguyên mấy năm qua đều thiếu nguyên liệu sắn củ tươi đáp ứng nhu cầu sản xuất của các nhà máy sắn.

Trong khi đó, dịch bệnh khảm lá sắn làm năng suất, sản lượng sẵn sụt giảm, nguy cơ mất cân đối nguồn nguyên liệu cho tỉnh Phú Yên và toàn khu vực nói chung. Trên thực tế, hai nhà máy sẵn tại Phú Yên chỉ chạy được khoảng 60% công suất thiết kế do tình trạng thiếu nguyên liệu kể trên.

Hiệp hội Sắn Việt Nam kiến nghị Phú Yên không mở rộng thêm nhà máy sản xuất tinh bột sắn - Ảnh 2.

Phú Yên đang thiếu nguồn nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất tinh bột sắn. (Ảnh: Báo Phú Yên).

Theo đó, Hiệp hội Sắn Việt Nam, kiến nghị UBND tỉnh Phú Yên xem xét thực trạng vùng nguyên liệu với quy mô sản xuất để đảm bảo sản xuất trước mắt cũng như lâu dài, phù hợp với tinh thần kết luận của Thứ trưởng Trần Thanh Nam tại Hội nghị bàn giải pháp duy trì và phát triển thị trường ngành chế biến sắn Việt Nam.

Trong đó, kết luận nêu rõ: "Chỉ xây dựng mới các nhà máy chế biến sắn sau khi xác định rõ vùng nguyên liệu Đảm bảo sự phát triển bền vững ngành sản tại địa phương cũng như trên cả nước".

 

Đồng thời, Hiệp hội Sắn Việt Nam cũng cho biết, theo xu thế phát triển hiện nay, cần chú trọng đầu tư chế biến sâu, gia tăng giá trị sản phẩm từ sắn. 

Trong khi đó, CTCP Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về đầu tư chế biến sâu, có 15 nhà máy chế biến sắn trên cả nước (trên 500.000 tấn sản phẩm/năm), trong đó có 100.000 tấn tinh bột sắn biến tinh (chế biến sâu),

Đây cũng là doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính và trình độ công nghệ để đầu tư mở rộng sản xuất và chế biến sâu ở Phú Yên nếu được tỉnh cho phép.

Ngoài ra, hai nhà máy sắn trên địa bàn đã tập trung đầu tư dây truyền sản xuất hiện đại; đầu tư phát triển nguyên liệu (giống, phân bón,...); đầu tư hệ thống xử lý môi trường...

Do đó, Hiệp hội Sắn Việt Nam cho rằng, để bảo hộ các nhà đầu tư trước đó, theo tinh thần phát triển kinh tế của địa phương cần tránh tình trạng cạnh tranh gay gắt làm giảm hiệu quả kinh tế xã hội, tỉnh nên xem xét khuyến khích hai nhà máy hiện có.

Theo CTCP Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi và CTCP Tinh bột sắn Phú Yên hiện nay, nguyên liệu trong tỉnh Phú Yên chỉ đáp ứng khoảng 60-70% công suất hai nhà máy trên địa bàn.

Với hiện trạng vùng nguyên liệu hiện có, hai nhà máy nói trên cam kết sẽ mua hết và cam kết giá mua nguyên liệu hợp lý, nông dân trồng sắn sẽ có lãi thỏa đáng. Ngoài ra, hai nhà máy có thể đặt trạm cân tại các địa bàn có nhiều nguyên liệu để mua trực tiếp nguyên liệu của nông dân.

Trong trường hợp UBND tỉnh Phú Yên xét thấy cần thiết phải quy hoạch phát triển thêm vùng nguyên liệu sắn, hai nhà máy hiện có kính đề nghị UBND tỉnh Phú Yên cho phép được đầu tư chế biến tinh bột sắn biến tính tại nhà máy hiện có trên địa bàn tỉnh.